Trong cuộc đời của trẻ, chắc chắn ba mẹ sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong vai trò là một gia đình, ví dụ như ly hôn, bệnh tật, ông bà qua đời, thất nghiệp, hoặc những vấn đề về tài chính. Cuộc sống luôn tràn ngập những điều không chắc chắn.
Việc trải qua giai đoạn khó khăn có thể sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ trẻ phát triển của ba mẹ. Thực tế thì điều này đã được chứng minh rằng năng lực hỗ trợ trẻ phát triển của ba mẹ có liên quan trực tiếp tới cảm giác an toàn của ba mẹ. Ba mẹ cần phải cảm thấy an toàn để giải quyết những thử thách khi giao tiếp với trẻ thường ngày. Điều đó cũng tương tự với trẻ. Trẻ cũng cần phải cảm thấy an toàn để có thể cân bằng cảm xúc của trẻ.
Một khi phải đối mặt với một tình huống khó khăn, điều thiết yếu mà ba mẹ phải làm là cư xử như những người trưởng thành. Ba mẹ phải cố gắng kiềm chế nỗi sợ hãi, trấn an trẻ bằng lời nói và bằng hành động rằng ba mẹ sẽ có thể giữ an toàn cho trẻ để vượt qua tình huống đó.
Trẻ nhỏ có trí não chưa hoàn toàn trưởng thành. Vỏ não của trẻ chưa được phát triển đầy đủ. Điều đó làm cho trẻ ở lứa tuổi đó không thể cộng hưởng như ba mẹ. Trẻ không thể dự đoán được bản thân trong tương lai như ba mẹ. Trẻ cũng không thể tự tránh xa khỏi những đau khổ trên thế giới. Ba mẹ có thể nói rằng trẻ nhỏ tiếp thu mọi thứ một cách cá nhân. Ví dụ như trẻ nghe tin có ai đó đã qua đời và trẻ sẽ sợ rằng ba mẹ cũng có thể qua đời ngay lúc đó.
Trẻ cũng thích những sự thật và phản ứng tốt với những giải thích đơn giản như là: “Ba mẹ rửa tay vì điều đó giúp cho ba mẹ không bị bệnh”. Ba mẹ không cần phải thêm bất kỳ lý do nào khác và cũng không cần phải nói bằng tông giọng hốt hoảng.
Một cách để hỗ trợ trẻ đối mặt với bất kỳ sự kiện đáng kinh ngạc nào trong cuộc sống là ba mẹ hãy nghĩ về cách giải quyết của ba mẹ. Ba mẹ không thể hỗ trợ trẻ nếu như ba mẹ không thể tự giữ bình tĩnh được. Ba mẹ hãy nghĩ tới hình tượng chuẩn mực mà ba mẹ muốn trở thành trong mắt trẻ.
Ba mẹ có thể muốn trẻ trở nên kiên cường, muốn trẻ có thể biểu đạt và chia sẻ cảm xúc của trẻ hay không? Ba mẹ muốn trẻ đồng cảm nhưng cũng có thể đối mặt với tình huống xảy ra, vậy trước tiên ba mẹ cần phải tự mình đạt được những điều đó. Khi ba mẹ trải qua khó khăn ba mẹ sẽ phải thu hết can đảm và chăm sóc bản thân cũng như chăm sóc trẻ.
Một điều khác cũng có thể hỗ trợ trẻ là chơi hết mình. Trẻ học tập thông qua vui chơi. Trẻ thể hiện bản thân thông qua vui chơi. Ba mẹ hãy dùng việc vui chơi để hỗ trợ trẻ vượt qua bất kỳ tình huống đáng kinh ngạc nào. Nếu trẻ ngại nói về nỗi sợ và lo lắng của trẻ thì hãy cầm lấy hai con gấu bông và để chúng nói. Nếu trẻ đang phục hồi từ cuộc phẫu thuật hãy mua cho trẻ một bộ đồ chơi bác sĩ. Rủ trẻ vẽ ra cơn ác mộng của trẻ hoặc những gì đã xảy ra ở trường học. Đất nặn có thể hỗ trợ trẻ thể hiện cơn tức giận của trẻ. Một trẻ lớn hơn có thể viết ra những điều mà trẻ không thể nói ra. Ba mẹ hãy thử cùng trẻ chơi hết mình để hỗ trợ trẻ đối diện với những khó khăn.
Cre: themontessorifamily
Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học