Thời kỳ nhạy cảm – Cánh cửa cơ hội cho trẻ

uyen vo 15/12/2023

Thời kỳ nhạy cảm cũng chính là một cánh cửa cơ hội để trẻ học những kỹ năng cụ thể trong suốt sáu năm đầu đời của trẻ. Đó là lúc mà trẻ học cách làm chủ những kỹ năng nhất định mà không tốn chút công sức nào. Sau đây, hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn nhé!


Trẻ có 6 thời kỳ nhạy cảm như sau:


1. Thời kỳ nhạy cảm đối với trật tự:


Khi trẻ nằm trong bụng mẹ trẻ tận hưởng cuộc sống theo trật tự an toàn và thoải mái. Trật tự tiếng tim đập của mẹ, trật tự nhiệt độ của bụng mẹ, trật tự dòng chảy thức ăn,…Sau đó trẻ đến với thế giới náo nhiệt này và trẻ cảm thấy rất bất an. Trẻ đột nhiên nghe thấy những âm thanh khác ngoài giọng nói của mẹ và điều đó làm trẻ cảm thấy lo sợ. 


Đó là lý do mà trong 2 năm đầu đời trẻ rất cần đến sự trật tự. Nhu cầu về trật tự này là một quá trình chuyển đổi hỗ trợ trẻ thích ứng với thế giới mới. Khi nhu cầu này được đáp ứng thì trẻ sẽ cảm thấy rằng thế giới này là một nơi an toàn giống như lúc ở trong bụng mẹ.


2. Thời kỳ nhạy cảm đối với sự chuyển động:


Ngay sau khi trẻ có thể tự di chuyển cơ thể mình, trẻ thường phải trải qua thời kỳ nhạy cảm đối với việc làm chủ sự chuyển động.


Nhu cầu của trẻ đối với những vận động đột ngột tăng lên và dường như trẻ còn không thể ở yên trong chốc lát. Đôi khi ba mẹ sẽ lo lắng và thắc mắc liệu trẻ có phải là một đứa trẻ hiếu động hay không, nhưng trẻ chỉ đang trong giai đoạn mà nhu cầu vận động cơ thể và khao khát khám phá ở mức cao nhất mà thôi.


Ngăn cản trẻ khỏi nhu cầu chuyển động có thể dẫn tới sự khó chịu và cáu gắt. Điều này cũng sẽ giảm cơ hội học tập về môi trường của trẻ trong khi việc đó lại rất tốt cho sự phát triển về nhận thức của trẻ.


3. Thời kỳ nhạy cảm đối với những đồ vật nhỏ:

Ba mẹ có thể nhận thấy rằng trẻ đang tập bò rất dễ chú ý đến những đồ vật nhỏ. Trẻ có thể nhận ra một hạt bụi nhỏ ở trên sàn nhà, đi theo dấu vết của một con kiến hoặc không thể rời mắt khỏi cái mụn trên mũi ba mẹ.


Nhờ và thời kỳ này trẻ có thể xây dựng kỹ năng tập trung của trẻ mà không tốn một chút công sức nào. Vậy, ba mẹ có thể làm gì để hỗ trợ điều này? Ba mẹ chỉ cần tránh đặt ra câu hỏi và xen vào khi trẻ đang chìm đắm trong sự quan sát để không làm phá vỡ sự tập trung của trẻ. Tuy nhiên ba mẹ cần để ý đến trẻ nếu như trẻ vẫn đang trong giai đoạn tập nói và có hứng thú với những đồ vật nhỏ vì trẻ có thể sẽ cho chúng vào miệng. 


4. Thời kỳ nhạy cảm đối với ngôn ngữ:


Thời kỳ nhạy cảm với ngôn ngữ này xảy ra ngay cả trước khi trẻ có thể nói. Một trẻ đang trong thời kỳ nhạy cảm với ngôn ngữ sẽ vô cùng nhạy cảm với âm thanh, rất thích thú khi được nói chuyện cùng và trẻ sẽ dành rất nhiều sự chú ý tới giọng nói của mọi người. Trẻ tiếp thu rất nhiều từ vựng một cách dễ dàng mà không qua sàng lọc vì vậy ba mẹ hãy đảm bảo rằng ngôn ngữ của ba mẹ phong phú và phù hợp với trẻ khi ở xung quanh trẻ, kể cả khi ba mẹ đang giao tiếp với người khác.


Khi trẻ ở đỉnh cao của thời kỳ nhạy cảm với ngôn ngữ trẻ sẽ biểu hiện sự bùng nổ ngôn từ, trẻ đột nhiên nhớ lại tất cả những từ ngữ mà trẻ tiếp thu từ lúc sinh ra và có thể nói được những từ đó. 


5. Thời kỳ nhạy cảm đối với việc khám phá giác quan:


Một trong những nhu cầu phát triển của trẻ là luyện tập các giác quan. Các giác quan là công cụ để trẻ học tập vì vậy để chuẩn bị cho việc học tập trong tương lai trẻ sẽ không ngừng kích thích các giác quan của trẻ. Khi trẻ ở trong thời kỳ nhạy cảm đối với sự khám phá các giác quan ba mẹ sẽ thấy rằng trẻ sẽ chạm vào mọi thứ mà trẻ nhìn thấy. Đối với những trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn tập nói trẻ có thể sẽ cho mọi thứ vào trong miệng của trẻ. 


Ba mẹ có thể làm gì để hỗ trợ nhu cầu này? Ba mẹ có thể tiếp cận cấp độ của trẻ và quan sát môi trường xung quanh trẻ. Sau đó ba mẹ có thể cất đi những đồ vật không an toàn với trẻ như đồ vật nhỏ hoặc sắc nhọn và chỉ bày những đồ vật an toàn mà trẻ có thể chạm vào và khám phá. Sau đó nữa ba mẹ có thể luyện tập đồng ý nhiều hơn và từ chối ít hơn.


6. Thời kỳ nhạy cảm đối với sự xã hội hóa:


Thời kỳ nhạy cảm này thường kéo dài khoảng 2,5 năm khi trẻ đột nhiên thể hiện sự yêu thích đối với người khác đặc biệt là đối với những trẻ cùng lứa tuổi. Sự tập trung của trẻ chuyển từ bản thân trẻ sang người khác. Trong giai đoạn này, trẻ thích quan sát những gì người khác đang làm. 


Làm thế nào để ba mẹ hỗ trợ trẻ trong thời kỳ này? Ba mẹ có thể làm mẫu cho trẻ những hành động tốt khi ứng xử với người khác. Ba mẹ không nên ép buộc trẻ chơi cùng nhau hoặc chia sẻ đồ chơi với trẻ khác nếu trẻ vẫn đang trong giai đoạn quan sát. Khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ muốn chơi với trẻ khác vì vậy ba mẹ hãy cho trẻ thời gian để học kỹ năng xã hội này.


Mỗi thời kỳ nhạy cảm diễn ra khi nào?


Từng trẻ sẽ có những thời điểm khác nhau, nhưng đều sẽ trong khoảng từ lúc trẻ sinh ra tới khi trẻ 6 tuổi. Một số trẻ có thể trải qua từng thời kỳ nhạy cảm nhưng cũng có một số trải qua nhiều thời kỳ nhạy cảm cùng một lúc. Một số trẻ có thể có thời kỳ nhạy cảm và không bao giờ trải qua thời kỳ đó nữa nhưng một số trẻ lại lặp lại thời kỳ nhạy cảm mà trẻ đã từng trải qua trước đó. Điều này phụ thuộc vào suy nghĩ của trẻ, kỹ năng nào trẻ cần phải làm chủ trước và khi nào là đủ hoặc cần nhiều thời gian hơn để làm chủ điều đó.


Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ bỏ lỡ thời kỳ nhạy cảm của trẻ?


Một số trẻ sẽ bỏ lỡ thời kỳ nhạy cảm của trẻ vì một số lý do như là sự hạn chế hoặc can thiệp quá nhiều từ ba mẹ, ốm đau dài ngày,…Tuy nhiên sau đó trẻ vẫn có thể học những kỹ năng này. Trẻ sẽ cần nhiều công sức và sự lặp lại để làm chủ kỹ năng đó trong khi những trẻ học được những kỹ năng này trong thời kỳ nhạy cảm sẽ làm chủ nó mà không tốn chút công sức nào.


Vì sao việc ba mẹ hiểu thời kỳ nhạy cảm của trẻ lại rất quan trọng?


Trẻ có thời hạn rất ngắn để làm chủ những kỹ năng thiết yếu mà trẻ cần. Đó là lý do vì sao trẻ hầu như sẽ khó chịu khi trẻ cảm thấy rằng ba mẹ và môi trường xung quanh trẻ không hỗ trợ nhu cầu muốn làm chủ những kỹ năng của trẻ. 


Thông thường, ba mẹ sẽ chỉ nhìn thấy mọi thứ từ góc nhìn của ba mẹ và nghĩ rằng trẻ không hành xử theo cách mà ba mẹ mong muốn. Tuy nhiên, khi ba mẹ nhìn thấy được những thứ từ góc nhìn của trẻ ba mẹ sẽ nhận ra rằng mọi thứ trẻ làm đều có mục đích là để đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ, từ đó ba mẹ hiểu được và sẽ ủng hộ trẻ nhiều hơn cũng như ít hạn chế trẻ hơn.


Cre: sunshineteacherstraining

Translated by TOMIA – Hệ thống quản lý trường học