Giai đoạn trẻ từ 0-6 tuổi được xem là “giai đoạn vàng của trẻ”, một thời kì phát triển thần kì. Từ khả năng ngôn ngữ, phản xạ, cảm nhận… tất cả tạo nên một thời điểm vô cùng tiềm năng để trẻ thích ứng và rèn luyện trí nhớ. Sau đây hãy cùng Review Trường tìm hiểu một số bật mí này nhé:
Hãy cho trẻ xem và nghe nhiều hơn
Ba mẹ có thể khắc sâu trí nhớ trẻ bằng cách kể chuyện và đọc sách cho trẻ nghe, tạo các hoạt động vui chơi, vẽ tranh, xem hình ảnh thực tế thì trẻ sẽ nhớ nhanh hơn.
Ba mẹ hãy kiên nhẫn và đặt câu hỏi nhiều hơn
Ba mẹ nên thường xuyên đặt câu hỏi cho trẻ, trò chuyện với trẻ về những chủ đề mà trẻ quan tâm hoặc nói về các mối quan hệ xung quanh trẻ như bạn bè, thầy cô,..
Nhắc lại những hoạt động, những điều biết ơn trong ngày trước khi đi ngủ
Sau khi đi học, trẻ dành cả ngày ở trường và tiếp thu được rất nhiều thông tin. Trước khi đi ngủ, ba mẹ có thể trò chuyện với trẻ như hỏi trẻ đã gặp ai, học gì mới và để trẻ nhớ lại những việc đã xảy ra trong ngày. Đây cũng là giai đoạn tốt nhất để hỗ trợ cách cư xử và lòng biết ơn. Xây dựng thói quen biết ơn mỗi tối sẽ giúp trẻ lạc quan, yêu đời và phát triển trí não tốt hơn.
Kể chuyện và cho trẻ nhắc lại
Nghe kể chuyện trước khi ngủ hỗ trợ trẻ thư giãn và ngủ ngon hơn. Khi nghe một câu chuyện, trẻ cũng suy nghĩ, hiểu và thậm chí đặt câu hỏi, lúc này não bộ của trẻ đang hoạt động với tốc độ cao. Ba mẹ có thể đề nghị trẻ nhắc lại nội dung, hoặc khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện vào ngày hôm sau, để trẻ ghi nhớ câu chuyện trong quá trình kể lại.
Tạo các hoạt động, trò chơi kích thích trí não
Những trò chơi mang tính khám phá, tìm tòi, sáng tạo như nhận diện hình ảnh, lắp ráp, sắp xếp khối gỗ đều phù hợp cho trẻ. Các hoạt động này đều rất đơn giản nhưng có thể hỗ trợ cải thiện và tăng cường trí nhớ cho trẻ em lẫn người lớn.
Rèn luyện trí nhớ từ nhỏ rất có lợi cho trẻ, nhà trường và ba mẹ đừng bỏ qua khoảng thời gian đáng quý này nhé!
Nguồn tham khảo: Bluecare