Trong thế giới ngày nay, có kiến thức về tài chính là một kỹ năng quan trọng hỗ trợ trẻ dễ dàng điều hướng cuộc sống thành công. Mặc dù hướng dẫn trẻ những điều về tiền bạc có vẻ như khá sớm, nhưng việc khéo léo mang lại cho trẻ những khái niệm cơ bản góp phần tạo nền tảng mạnh mẽ cho hiểu biết tài chính của các bạn nhỏ trong tương lai. Hãy cùng Review Trường khám phá những phương pháp vui nhộn nhưng không kém phần hữu ích sau đây nhé!
– Bắt đầu với kiến thức cơ bản nhất: Tiền là gì?
Ba mẹ hãy thử bắt đầu bằng cách giải thích cho trẻ về tiền một cách đơn giản nhất như: tiền dùng để mua những thứ mà chúng ta cần hoặc muốn. Tiếp theo, ba mẹ có thể cho trẻ xem đồng xu và tờ tiền và nhấn mạnh với trẻ về giá trị khác nhau của chúng. Quan trọng hơn hết, hãy để các bạn nhỏ chạm và cảm nhận tiền thật nhằm hỗ trợ trẻ kết nối và có được những khái niệm về tiền rõ ràng hơn bởi trong thế giới hiện đại ngày nay, chúng ta thường không có quá nhiều tiền mặt bên mình. Hãy lưu ý rằng việc sử dụng tiền thực tế rất cần thiết với trẻ.
– Giải thích về tiết kiệm và chi tiêu
Hỗ trợ trẻ hình dung được thế nào là tiết kiệm và chi tiêu. Ba mẹ có thể cùng trẻ bỏ ống mỗi ngày, phân chia số tiền mà trẻ có thành một phần để tiết kiệm và phần còn lại để chi tiêu cho những thứ cần thiết. Phương pháp này cho trẻ thấy được sự tích lũy và hiểu rằng tiết kiệm cho tương lai cũng rất quan trọng.
– Dạy trẻ giá trị của đồng tiền
Trẻ mẫu giáo có thể sẽ cần thêm thời gian để hiểu giá trị trừu tượng của tiền. Để hỗ trẻ mau hiểu hơn, ba mẹ có thể tận dụng những khoảnh khắc hằng ngày như một cơ hội để giảng dạy. Ví dụ, khi đi mua sắm cùng trẻ, ba mẹ hãy dùng tiền mặt để chi trả, đây là một cơ hội lý tưởng để trẻ hiểu rằng tiền được dùng để đổi lấy hàng hóa. Sẽ càng ý nghĩa hơn nữa nếu đó là những đồng tiền do chính trẻ tiết kiệm được.
– Đếm và sắp xếp
Tiền cũng có thể là một công cụ để dạy trẻ kỹ năng làm toán. Hãy cùng trẻ đếm và sắp xếp cách đồng xu. Biến nó thành một trò chơi bằng cách sắp xếp các đồng xu theo mệnh giá. Những hoạt động này có thể củng cố các khái niệm toán học và giúp trẻ trở nên quen thuộc với các loại tiền tệ khác nhau.
– Thúc đẩy việc đưa ra quyết định
Hãy khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định trong các chi tiêu đơn giản. Đưa ra cho trẻ những đề nghị ví dụ như cân nhắc mua một món đồ giá trị nhỏ hoặc tiếp tục tiết kiệm để có thể mua một món đồ chơi lớn hơn. Đây là một bài học để trẻ hiểu rõ về kết quả của những quyết định mà mình tạo ra và giá trị của việc chờ đợi để có được điều mình mong muốn.
– Thảo luận về nhu cầu so với mong muốn
Hỗ trợ trẻ phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn là một hoạt động hết sức cần thiết. Ba mẹ có thể sử dụng các ví dụ hàng ngày để giải thích cho trẻ như thức ăn và quần áo là những nhu cầu, trong khi đồ chơi và đồ ăn ngon chỉ là những mong muốn riêng của bản thân. Điều này tạo cơ sở cho thói quen chi tiêu có trách nhiệm trong cuộc đời của trẻ sau này.
– Dẫn dắt trẻ bằng các ví dụ
Với trẻ nhỏ, cách học tốt nhất vẫn luôn thông qua quan sát. Vì thế, ba mẹ hãy là những người quản lý tiền bạc của mình một cách có trách nhiệm. Ngoài ra, hãy thảo luận các quyết định tài chính của mình với trẻ và luôn nhấn mạnh về việc tiết kiệm và đưa ra những quyết định có suy nghĩ.
Hỗ trợ trẻ hiểu về tiền bạc là một hoạt động đầu tư và sức khỏe tài chính cho chính tương lai của trẻ. Bằng cách thực hiện những phương pháp thú vị trên, ba mẹ có thể trang bị cho con cái những kỹ năng tài chính quan trọng và đồng thời khuyến khích sự độc lập và tinh thần trách nhiệm. Bởi, không bao giờ là quá sớm để gieo mầm kiến thức tài chính cho trẻ.